Mở ứng dụng Facebook trong 30 giây là bạn đang tương tác với hơn 1.000 server trong Data Center khổng lồ của mạng xã hội Facebook. Trong đó, việc liên kết, trao đổi dữ liệu giữa các máy chủ là một quá trình "ma thuật".
Từ năm 2011, Fb đã xây dựng những Data Center riêng ở miền bắc bang Carolina (Mỹ) và ở Thụy Điển với những sự sáng tạo và thân thiện với môi trường. Dự án đó được Fb đặt tên là "Open Compute". Tới tháng 7/2015, Fb tiếp tục xây dựng DataCenter mới ở Fort Worth, bang Texas, Mỹ.
Nhìn từ trên cao, Data Center của Fb ở bắc Carolina trông như một nhà kho rộng lớn với hơn 90km2.
Nơi làm việc của các nhân viên không có các máy chủ công nghệ cao như khu vực riêng biệt.
Nhờ tự thiết kế, xây dựng trung tâm dữ liệu cho riêng mình, Fb đã tiết kiệm được 2 tỉ USD kể từ năm 2011.
Tủ rack trên hệ thống máy chủ cũ (bên phải) và mới (bên trái) trông khác biệt rất rõ. Hệ thống mới hoành tráng và sáng tạo hơn rất nhiều.
Fb đã tinh chỉnh lại hệ thống nguồn và UPS khi xây dựng trung tâm dữ liệu ở đô thị Lulea, Thuy Điển.
Cái nhìn cận cảnh một tủ rack trong trung tâm dữ liệu của Facebook.
Fb làm cho hệ thống trở nên hiệu quả nhất có thể, bằng cách loại bỏ lớp nhựa bảo vệ bên ngoài tủ mạng, giúp nó thông thoáng, tản nhiệt tốt hơn.
Trung tâm dữ liệu đầu tiên của Facebook ở Prineville, bang Oregon sử dụng hơn 1.500km cáp và dây điện.
Facebook có một trung tâm dữ liệu cũng tại Prineville, bang Oregon nhưng tiết kiệm hơn 38% điện năng và giảm 24% chi phí so với hệ thống trước.
Từng thiết bị trong Data Center có thể dễ dàng được tháo ra sửa chữa mà không ảnh hưởng tới hoạt động của Facebook.
Hệ thống làm mát còn có máy lọc không khí và máy phun sương để điều hòa nhiệt độ và cân bằng độ ẩm trong data center, tất nhiên đây là hệ thống làm mát dành riêng cho các quạt tản nhiệt.
Trung tâm dữ liệu trong hình là tại Thụy Điển, xử lý hơn 10 nghìn tỉ truy vấn mỗi ngày.
Máy trạm di động sử dụng MacBook để theo dõi hệ thống.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn